-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NGUYÊN NHÂN KHIẾN SẦU RIÊNG BỊ VÀNG GAI - CHẬM LỚN
04/01/2025
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Sầu riêng bị vàng gai, chậm lớn là một tình trạng báo động trong quá trình chăm sóc trái sầu riêng. Sầu riêng vàng gai gây ra nhiều tác động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng, cũng như mẫu mã trái khi ra thị trường.”
Vấn đề vàng gai - chậm lớn khiến bà con rất đau đầu khi mà đã dùng nhiều loại phân bón khác nhau nhưng vẫn không cải thiện. Vậy nguyên nhân do đâu? Mời bà con cùng 3 TỐT tìm hiểu lý do vì sao sầu riêng bị vàng gai, chậm lớn và cách khắc phục hiệu quả!
I. Những nguyên nhân khiến sầu riêng gặp tình trạng vàng gai - chậm lớn
1. Sử dụng Paclo quá mức
- Việc chăm sóc cơi đọt bằng các chất có hàm lượng Paclo và những chất độc hại khác ảnh hưởng rất lớn đến trái. Trái non trong thời kỳ trái 5 - 20 ngày thường dễ bị vàng gai, da không xanh và dễ rụng trái non. Lượng Paclo tồn dư trong đất cũng khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng nuôi trái dẫn đến trái vàng gai, thiếu chất, méo trái.
(Cây bị ngộ độc Paclo và các chất khác thường dễ bị vàng gai, da không xanh và rụng trái non)
2. Thiếu dinh dưỡng
- Thiếu kali (K): Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vỏ trái và giúp trái xanh bóng đẹp, thiếu kali sẽ làm trái sầu riêng bị vàng gai, mẫu mã không đẹp dẫn đến giá trị bị giảm sút.
- Thiếu đạm (N): Đạm là thành phần cần thiết cho sự phát triển chung của cây, thiếu đạm sẽ làm cây suy yếu ảnh hưởng đến quá trình nuôi trái khiến trái chậm lớn.
- Thiếu các vi lượng (Ca, Mg, Zn): Những chất này hỗ trợ phát triển cấu trúc và mẫu mã trái, thiếu hụt đi những nguyên tố vi lượng sẽ khiến trái bị vàng, chất lượng trái bị giảm.
(Thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng méo trái, đỏ gai, vàng gai, chậm lớn và chất lượng giảm)
3. Chế độ tưới nước
- Trong giai đoạn xổ nhụy, nhiều bà con tiến hành xiết nước cho đến giai đoạn trái non để hạn chế cây đi đọt. Việc xiết nước quá lâu như vậy sẽ khiến cây không đủ nước để nuôi cây, gây ra tình trạng khô cuống trái và bị vàng gai.
- Một số nhà vườn thì lại tưới quá nhiều nước để bổ sung sau xổ nhụy dẫn đến cây bị sốc nước gây rụng trái non.
(Một số nhà vườn tưới nước quá nhiều sau xổ nhụy dẫn đến sốc nước gây rụng trái non)
4. Sâu bệnh hại
- Các loại nấm: Các nấm như phytophthora hay fusarium gây thối rễ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, làm trái chậm lớn và vàng gai. Thời tiết bất lợi cũng tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh này phát triển và gây bệnh làm giảm năng suất và chất lượng trái.
- Sâu hại: Một số loại sâu đục thân, sâu ăn trái, nhện đỏ,...là các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sầu riêng trong quá trình phát triển, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà vườn nếu không được phòng ngừa kịp thời.
II. Làm thế nào để hạn chế sầu riêng bị vàng gai - chậm lớn
1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trong thời gian nuôi trái, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tập trung phát triển trái là rất cần thiết. Ngay khi trái được 15-20 ngày sau xổ nhụy, bà con có thể sử dụng xô Tano One hữu cơ khoáng 03-03-12+TE để nuôi trái, lúc này cây đã dìu đọt nên cần hàm lượng Kali cao hơn đạm để tập trung nuôi trái, đồng thời bổ sung các vi lượng cần thiết để giúp trái chắc khỏe.
Khi trái đạt khoảng 60 ngày, bà con tiếp tục chuyển sang dùng xô NPK 18-18-18 pha với 3.000 - 10.000 lít nước tưới gốc. Đây là thời điểm bắt đầu thả đọt, cần hàm lượng NPK cân đối để vừa nuôi trái, vừa phát triển cơi đọt mới. Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trái phát triển đều, đẹp và hạn chế tình trạng vàng gai, chậm lớn.
2. Tưới nước hợp lý
- Nước là yếu tố quan trọng để giúp cây phát triển tốt, bà con phải đảm bảo cây đủ nước nhưng không bị ngập úng, sau khi tưới nước vườn phải khô ráo.
- Tăng cường hệ thống thoát nước vào mùa mưa để tránh đọng nước.
- Tưới nước hợp lý, giai đoạn sau xiết nước chỉ nên tưới nhấp nước và tăng dần lượng nước sau mỗi lần tưới, không được tưới quá nhiều một lúc khiến cây sốc nước.
3. Phòng sâu và nấm bệnh
- Để phòng ngừa các loại nấm bệnh trong thời kỳ mang trái, bà con nên sử dụng Copper Nano Đồng hữu cơ để phun ngừa lên tán lá, thân và cành, đặc biệt sau khi mưa vì mưa sẽ mang theo các loại nấm bệnh gây hại cho sầu riêng, hoặc kết hợp cùng các dòng thuốc sâu để trị các loại sâu ăn trái, sâu đục cành.
- Bà con có thể kết hợp Copper Nano Đồng với Tinh vôi Master pha cùng 440 lít nước để sục gốc trước và sau thời gian mang trái để đảm bảo ngăn ngừa tuyến trùng gây hư hại rễ.
- Bên cạnh đó, để cải thiện điều kiện đất, bà con nên xới đất để tạo độ tơi xốp giúp rễ dễ phát triển, đồng thời bón thêm phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Bên trên là một số kiến thức Phân Bón 3 TỐT muốn chia sẻ đến bà con để giúp bà con canh tác hiệu quả, bón phân hợp lý và tránh tình trạng, chậm lớn. Chúc bà con có một vụ mùa thật đạt năng suất và chất lượng.
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!