XIẾT NƯỚC QUÁ NGÀY MÀ KHÔNG RA MẮT CUA, PHẢI LÀM SAO?

XIẾT NƯỚC QUÁ NGÀY MÀ KHÔNG RA MẮT CUA, PHẢI LÀM SAO?
28/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

“Bà con đã xiết nước sầu riêng đúng cách nhưng vẫn không thấy mắt cua xuất hiện? Đây là nỗi lo của nhiều nhà vườn và có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa vụ. Hãy cùng Phân Bón 3 TỐT tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp trong bài viết này.”

Quá trình xử lý ra hoa sầu riêng là bước quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng vụ mùa. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn đang gặp tình trạng đã xiết nước tạo mầm nhưng vẫn không ra mắt cua. Nguyên nhân là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Phân Bón 3 TỐT tìm hiểu trong bài viết này. 

I. Những nguyên nhân khiến sầu riêng không ra mắt cua

Muốn sầu riêng ra bông đồng loạt cần rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu đã xiết nước một thời gian mà mắt cua không ra, có thể do một số nguyên nhân sau:

1. Cây chưa đủ sức để ra bông

Thông thường sầu riêng cần thời gian phát triển nhất định từ 3-5 năm để có thể làm bông ổn định. Nếu nhà vườn làm bông quá sớm cây sẽ không đủ sức để ra bông và có thể suy cây.

Cây bị suy yếu do nhiều nguyên nhân như dinh dưỡng, sâu bệnh cũng khiến cây ra bông không đồng loạt hoặc không ra bông. Việc xiết nước tạo mầm trong thời gian này có thể làm cây càng bị suy kiệt.

2. Điều kiện môi trường

Quá trình xiết nước để làm bông cần đảm bảo đất khô ra hoàn toàn để cây sầu riêng nhận biết và kích thích ra mầm hoa. Nếu trong thời gian này có mưa hoặc đất vẫn còn độ ẩm cao, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng mà không chuyển sang ra hoa.

Điều kiện nhiệt độ cũng rất quan trọng để sầu riêng ra hoa. Nhiệt độ lý tưởng cho quá trình phân hóa mầm hoa là từ 20-25 độ C vào ban đêm, nếu nhiệt độ nằm ngoài khoảng này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân hóa mầm hoa.

(Điều kiện đất không đảm bảo ảnh hưởng đến quá trình ra hoa)

3. Xiết nước không đúng cách

Xiết nước không đủ: Nếu cây chưa trải qua đủ thời gian xiết nước, thường khoảng 10-20 ngày tùy từng khu vực, trong đất vẫn còn nhiều nước hay rễ cần mọc tiếp xúc với nguồn nước sẽ khiến cây chưa nhận được áp lực khô hạn và vẫn tiếp tục đi đọt.

Xiết nước quá lâu: Kéo dài thời gian xiết nước quá lâu sẽ làm cây bị suy kiệt do thiếu nước, rụng lá và chậm quá trình ra hoa.

(Lượng nước trong mương còn nhiều khi xiết nước khiến rễ tơ hút nước và đi đọt)

4. Thiếu hụt dinh dưỡng

Kali và Photpho là 2 thành phần quan trọng giúp kích thích cây sầu riêng phân hóa mầm hoa. Nếu bà con không bón lót phân có Kali và Photpho trước khi xiết nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.

Ngoài ra, việc bón phân với lượng đạm cao trong thời gian này gây thừa đạm, khiến cây đi đọt, gây ức chế phân hóa mầm hoa và bỏ qua quá trình sinh sản, tiếp tục sinh trưởng.

(Mắt cua thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bông)

II. Phương pháp để mắt cua ra đồng loạt

Để giúp sầu riêng ra mắt cua đồng loạt và đạt năng suất cao, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:

1. Đảm bảo cây khỏe mạnh trước khi xiết nước

Để quá trình ra hoa sầu riêng thuận lợi, bà con nên đảm bảo các yếu tố giúp cây khỏe mạnh trước khi xiết nước làm bông. Bà con nên đánh giá tổng thể các cây trong vườn để chọn ra những cây đủ điều kiện làm bông.

Bón phân đầy đủ trước khi xiết nước, bà con tiến hành rải lân nung chảy hoặc lân tạo mầm 54% giúp cây già lá, ức chế đi đọt và giúp phân hóa mầm hoa. Sau khi bón 5-7 kg/gốc, tiếp tục pha 1 hũ Bosa Top với 400 lít nước tưới đều 25-30 lít/gốc để bổ sung Kali và Photpho.

Trong thời gian này hạn chế không bón phân chứa hàm lượng đạm cao sẽ làm cây đi đọt.

2. Kiểm soát môi trường và thời gian xiết nước 

Sau khi rải lân tạo mầm và tưới Bosa Top khoảng 5-7 ngày, bà con tiến hành xiết nước (đối với vụ thuận) hoặc xiết nước đậy mủ (đối với vụ nghịch), điều chỉnh thời gian xiết nước phù hợp từ 10-20 ngày và tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước như nước mưa hay nước trong mương.

Nên xiết nước khi thời tiết khô ráo, tránh những ngày mưa, đảm bảo đất khô ráo. Nếu cây có dấu hiệu suy, vàng lá hoặc rụng lá nên nhấp nhẹ nước để tránh cây bị suy kiệt do thiếu nước.

(Tiến hành xiết nước và giảm lượng nước trong mương để tạo độ khô hạn giúp cây ra hoa)

3. Bổ sung dinh dưỡng và phòng ngừa nấm bệnh

Khi cây đã bắt đầu phân hóa mầm hoa, tiến hành phun kích bông, rước mắt cua với công thức:

1 chai Kali hữu cơ (Platium) + ½ chai Compact lân xanh + 1 chai Top One kéo trái pha với 220 lít nước (phun 2 cử cách nhau 5-7 ngày) phun đều 2 mặt lá và thân, cành.

Phun phòng nấm bệnh thường xuyên với Copper Nano Đồng hữu cơ trong thời gian này để tránh nấm bệnh tấn công khiến mắt cua bị khô, đen hoặc mắt cua rơi vào trạng thái ngủ.

Bên trên là những thông tin Phân Bón 3 TỐT muốn chia sẻ đến bà con, hy vọng đây sẽ là những lưu ý giúp bà con có những kiến thức bổ ích để có một vụ mùa thuận lợi, đạt năng suất cao!

 

Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:

0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!

Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: