-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
XIẾT NƯỚC LÀM BÔNG GẶP MƯA, CẦN PHẢI LÀM GÌ?
31/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Tìm hiểu cách xử lý khi gặp mưa trong quá trình xiết nước làm bông sầu riêng. Những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ vườn sầu riêng của bà con mùa mưa trái mùa.”
Xiết nước làm bông là quá trình ngưng không tưới nước cho sầu riêng trong một khoảng thời gian để làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của cây, kích thích cây ra hoa. Trong giai đoạn này cây khá phụ thuộc vào thời tiết, bất cứ thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa sầu riêng.
Hiện nay, mùa làm bông đang diễn ra tại nhiều khu vực trồng sầu riêng trọng điểm tại Việt Nam, đúng lúc mùa mưa trái mùa xuất hiện. Điều này có thể gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong việc duy trì hiệu quả của kỹ thuật xiết nước. Vậy khi gặp mưa trái mùa, bà con cần phải làm gì để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến quá trình làm bông sầu riêng? Hãy cùng 3 TỐT tìm hiểu các biện pháp xử lý hiệu quả dưới đây!
I. Tầm quan trọng của quá trình xiết nước
1. Kỹ thuật xiết nước quan trọng thế nào?
Xiết nước là kỹ thuật quản lý nước tưới để tạo điều kiện kích thích cây sầu riêng ra bông đồng loạt. Đối với sầu riêng nghịch vụ thì việc xiết nước là cực kỳ quan trọng vì trùng với thời điểm mùa mưa. Quá trình xiết nước là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng vụ mùa:
- Kích thích ra bông đồng loạt: Việc giảm nước sẽ tạo ra “stress” cho cây, báo hiệu cho cây đang vào mùa khô. Lúc này cây sẽ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản và ra hoa.
- Đồng bộ quá trình ra hoa: Xiết nước giúp cây ra hoa đồng loạt, nhà vườn sẽ dễ dàng quản lý, chăm sóc, bón phân.
- Tăng năng suất: Xiết nước đúng cách cây sẽ ra hoa khỏe, đẹp và tăng tỉ lệ đậu trái. Trái sầu riêng sẽ có chất lượng đồng đều và kích thước đạt chuẩn hơn.
(Xiết nước đúng cách giúp bông ra đồng loạt, dễ chăm sóc, tăng năng suất)
2. Ảnh hưởng của mưa đến quá trình xiết nước
- Giảm hiệu quả xiết nước: Mưa làm đất bị ngấm nước, cây sẽ không còn cảm nhận được khô hạn và rối loạn quá trình ra hoa, quay lại trạng thái sinh trưởng.
- Đen mắt cua hoặc mắt cua ngừng phát triển: Mưa lớn hoặc mưa trái mùa nếu kéo dài mà không có biện pháp che chắn sẽ làm hoa bị rụng hàng loạt, kém phát triển, giảm tỷ lệ đậu trái.
- Tăng nguy cơ bệnh hại: Quá trình tạo mầm hoa xảy ra mưa sẽ khiến độ ẩm tăng lên, đây là điều kiện cho nấm bệnh phát triển như nấm phytophthora, fusarium, những bệnh này ảnh hưởng nghiệm trọng đến khả năng ra hoa của cây. (xem thêm “4 BỆNH HẠI NGUY HIỂM TRÊN SẦU RIÊNG KHI CHUYỂN MÙA”).
- Gián đoạn quá trình canh tác: Mưa ảnh hưởng đến lịch trình chăm sóc và bón phân sau xiết nước, việc điều chỉnh dinh dưỡng và xử lý ra hoa gặp khó khăn.
(Mưa làm ảnh hưởng đến quá trình xiết nước & tăng nguy cơ bệnh hại)
II. Biện pháp xử lý khi xiết nước gặp mưa
1. Kiểm soát lượng nước
- Đảm bảo thoát nước tốt: Kiểm tra và dọn sạch các mương thoát nước để đảm bảo hiệu quả thoát nước, không để nước tồn đọng trong vườn lâu sau mưa. Nếu cần thiết có thể đào thêm rãnh để thoát nước hiệu quả hơn.
- Không tưới nước đột ngột: Bà con không nên tưới nước sau khi trời mưa to, gây dư thừa nước, sốc nước, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.
- Che chắn cho cây: Bà con có thể áp dụng phương pháp đậy mủ khi gặp mưa trái mùa để ngăn lượng nước tồn đọng quanh gốc.
- Ngăn nước đọng quá nhiều trên tán: Tỉa cành là cách làm hiệu quả để tạo độ thông thoáng cho tán cây, giúp quá trình thoát nước mưa nhanh hơn, không để vườn quá rậm rạp dẫn đến nước đọng nhiều làm cho nấm bệnh sinh sôi.
(Áp dụng các biện pháp để kiểm soát và quản lý lượng nước trong vườn cây)
2. Phòng ngừa nấm bệnh
Sau mưa, một phần dinh dưỡng trong đất sẽ bị rửa trôi, bà con cần kiểm tra và điều chỉnh pH đất. Nếu pH đất ổn định, cây sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn. Bà con dùng 1 chai Copper Nano Đồng hữu cơ + 1 gói Tinh vôi Master pha cho 440 lít nước tưới quanh gốc hoặc sục gốc để nâng pH.
Tiếp tục dùng Copper Nano phun rửa thân, cành sau và mắt cua sau khi mưa với liều pha 600 lít nước, giúp rửa sạch lượng vi khuẩn theo nước mưa bám lên cây, phòng ngừa nấm bệnh và tình trạng đen, khô mắt cua.
3. Theo dõi và điều chỉnh dinh dưỡng
Trường hợp mắt cua ra đều:
- Tưới nước trở lại: Sau khi bông đạt chiều dài 2-3 cm, bắt đầu tưới nước nhẹ nhàng để cân bằng độ ẩm và thúc đẩy sự phát triển.
- Mưa lớn hay mưa trái mùa sẽ mang theo lượng đạm cao, thời điểm này bà con hạn chế việc bón phân đạm hoăc phân nở.
- Theo dõi tình trạng cây: Nên thường xuyên theo dõi vườn để nắm tình hình, mưa sẽ khiến mắt cua khó ra và đen mắt cua, bà con nên dùng 1 chai Canxi Bo + 1 chai Kali hữu cơ + ½ hũ Super Flower 10-55-10 + 1 gói Xanh Số 1 pha với 2 phuy (440 lít) nước phun đều thân cành để giúp mắt cua dễ phát triển và ra sáng đều.
Trường hợp mắt cua ra chưa đều
- Bổ sung chất tạo mầm: Sau khi rửa mắt cua, bà con bổ sung chất tạo mầm để kích thích quá trình phát triển mầm hoa. Công thức bổ sung lân và Kali và phân hóa mầm hoa: Pha 01 hũ Bosa Top + 2 hũ Siêu Hoa pha với 440 lít nước và tưới gốc.
- Duy trì việc xiết nước để giữ độ khô cho đất, đảm bảo cây tiếp tục tạo mầm hoa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của 3 TỐT gửi đến nhà vườn để giúp bà con quản lý vườn thời điểm xiết nước làm bông cuối năm. Những kiến thức trên sẽ giúp bà con hạn chế ảnh hưởng của mưa lớn, mưa trái mùa đến quá trình làm bông.
Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!