TOP CÁC LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN BÔNG SẦU RIÊNG

TOP CÁC LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN BÔNG SẦU RIÊNG
02/07/2023
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

 

"Hiện tại đang là thời điểm làm bông vụ nghịch của nhiều nhà vườn trồng sầu riêng. Trên các khu vực đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bông sầu riêng bị sâu hại tấn công. Đội ngũ kĩ thuật Phân Bón 3 TỐT đã hỗ trợ và tư vấn kĩ thuật cho nhiều vườn thành công trong việc làm bông và phòng trừ những loài sâu bệnh hại chính trên sầu riêng. Cùng 3 Tốt tìm hiểu những loài côn trùng gây hại trên bông sầu riêng và cách xử lý thế nào nhé! "

I. Rầy

1. Biểu hiện gây hại

+ Chích hút bông khi cây nhú mầm bông đến giai đoạn xổ nhụy.

+ Nhẹ thì làm bông nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

+ Nặng thì làm bông dần dần khô và rụng, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh thán thư.

(Hình ảnh loài rầy nhảy, một trong những loại rầy gây hại trên sầu riêng)

2. Cách phòng trị:

+ Phun thuốc khi thấy rầy xuất hiện và phun định kì 10 ngày/lần.

+ Dùng thuốc có chứa hoạt chất đặc trị như: Thimamethoxam, Acetamiprid, ...

II. Sâu ăn bông

1. Biểu hiện gây hại:

+ Sâu phát triển và gây hại mạnh khi bông được 15 - 20 ngày tuổi

+ Sâu tấn công đa phần thấy ở vị trí cuốn và chùm bông sâu đục có những đám phân đen đùn ra ngoài.

(Hình ảnh loài sâu ăn bông gây hại trên sầu riêng)

2. Cách phòng trị:

+ Hoạt chất thuốc phòng trị sâu: Abamectin, Emamectin,…

+ Sử dụng dòng thuốc mát vì bông rất nhạy cảm, dễ gây nám bông, giảm tỉ lệ phấn hoa.

(Sử dụng các loại thuốc có tính mát để phòng trị sâu ăn bông)

III. Rệp sáp

1. Biểu hiện gây hại:

+ Rệp sáp tấn công mạnh giai đoạn bông 15 ngày – xổ nhụy.

+ Trên bông: làm teo tóp cuống bông, làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

(Hình ảnh rệp sáp trắng gây hại trên bông và trái non)

2. Cách phòng trị:

+ Phun thuốc khi thấy rệp sáp xuất hiện gây hại bông.

+ Hoạt chất trị rệp sáp: Cypermethrin, Fenobucarb…

+ Rệp sáp là loài cộng sinh với kiến đen, vì vậy bà con phải chú ý để tránh kiến tha rệp sáp lây lan sang cây khác.

IV. Bọ trĩ

1. Biểu hiện gây hại:

+ Bọ trĩ gây hại nặng trên bông chích hút bông và cuống làm bị sần sùi giảm tỉ lệ phấn hoa, ảnh hưởng đến giai đoạn xổ nhuỵ thụ phấn.

+ Quan sát kỹ trên bông sẽ thấy bọ trĩ di chuyển.

+ Bọ trĩ chích hút chất dinh dưỡng làm bông kém phát triển, biến dạng và cháy đen cánh bông.

(Hình ảnh bọ trĩ, một loài gây hại nặng trên bông sầu riêng)

2. Cách phòng trị:

+ Quan sát thấy xuất hiện cần phun xử lý định kì 10 ngày/lần

+ Các hoạt chất phòng trị bọ trĩ như: Thiamethoxam, Spinetoram,…

V. Bọ cánh cứng

1. Biểu hiện gây hại:

+ Bọ cánh cứng tấn công mọi giai đoạn của bông nhất là lúc xổ nhuỵ tập trung.

+ Bọ cánh cứng thường gây hại vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, ban ngày bọ ẩn nấp rất ít khi bắt gặp.

+ Bọ cánh cứng tấn công ở phần bông tạo nhiều vết thương hở, chừa lại cuống bông.

(Hình ảnh bọ cánh cứng đang phá hoại trên bông sầu riêng)

2. Cách phòng trị:

+ Phun trị khi bông bị bọ cánh cứng tấn công khoảng 5%.

+ Hoạt chất phun trên lá: Cypermethrin, Imdachloprid... (phun sáng sớm 5-6 giờ hoặc chiều tối).

+ Hoạt chất tưới gốc: carbosunfan… giúp tiêu diệt và làm mất nới ẩn nấp của bọ cánh cứng.

 

Qua bài viết trên, Phân Bón 3 TỐT mong rằng sẽ giúp bà con hiểu hơn về các loài sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ hợp lý, hiệu quả cho vườn mình nhé!

==>Mời bà con cùng theo dõi video về cách phòng trị một trong các loại côn trùng khá phổ biến gây hại cho sầu riêng nhé!

Nguồn: Phân bón 3 Tốt

Bà con cũng có thể liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kĩ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: