Top 6 Bệnh Hại Chính Sầu Riêng Trong Đầu Mùa Mưa

Top 6 Bệnh Hại Chính Sầu Riêng Trong Đầu Mùa Mưa
29/06/2023
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

6 BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN SẦU RIÊNG TRONG ĐẦU MÙA MƯA

Thời gian này thời tiết vào giai đoạn mùa mưa, là điều kiện thích hợp cho các loại nấm bệnh gây hại trên cây trồng. Để chủ động phòng, trừ kịp thời và hiệu quả nhất là trong giai đoạn cây đang mang trái nếu nhiễm nấm bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng, gây thiệt hại về kinh tế cho các bà con. Sau đây Phân Bón 3 TỐT lưu ý một số loại nấm bệnh thường xuyên gây hại phát triển có tính chất theo chu kỳ.

Để bệnh phát sinh và phát triển cần có 03 yếu tố đó là mầm bệnh, môi trường và sức khỏe cây trồng.

ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG:

- Sau giai đoạn cao điểm mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch. Các trận mưa đầu mùa điều kiện đất đai bắt đầu đủ ẩm, bào tử nấm được sản sinh ra nhiều và liên tục trong điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt kéo dài. Điều kiện ẩm ướt của không khí thúc đẩy mầm bệnh nẩy mầm và xâm nhiễm vào các bộ phận của cây.

- Sau mùa mưa là điều kiện thích hợp cho nhóm nấm như nấm Phytophthora spp. gây xì mủ thân trên sầu riêng, bệnh sương mai gây hại trên cây dưa, nho, dưa leo, …; khí hậu khô hanh, lạnh, thời điểm này thường có sương mù vào buổi sáng sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn nên cây trồng dễ bị nhiễm nấm bệnh.

YẾU TỐ MẦM BỆNH:

- Khi có điều kiện ngoại cảnh nhiệt độ, ẩm độ thích hợp thì các nguồn lây bệnh (trong đất hay bộ phận cây bị nhiễm bệnh) sẽ xâm nhiễm trực tiếp vào các chồi, lá non hay rễ hay thông qua vết thương do cơ học hay của côn trùng.

YẾU TỐ CÂY TRỒNG:

- Những vườn trồng mật độ cao, tán cây dày đặc, chăm sóc kém, chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu ánh sáng sẽ dễ bị các bệnh trên tán lá gây hại nặng vào mùa mưa.

- Các vườn cây để trái quá nhiều hay vừa trải qua giai đoạn thu hoạch, cây suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, rất dễ nhiễm bệnh gây chết nhánh và thối rễ.

MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN GÂY HẠI TRONG VÀ SAU MÙA MƯA:

1.Bệnh thán thư: Gây ra trên lá, hoa, quả và ngay cả sau thu hoạch. Bệnh làm cho cây suy yếu, ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, giảm chất lượng quả.

2. Bệnh nấm hồng: Tấn công, gây chết cành, ngọn làm cây mất tán lá, khiến ánh sáng mặt trời có thể xâm nhập vào trong tán, có thể gây cháy nắng hay nứt vỏ trên thân và cành chưa thích nghi được với điều kiện ánh sáng mạnh.

3.Bệnh nấm bồ hóng: Bệnh làm giảm khả năng quang hợp và hô hấp của bộ phận bị chúng bao phủ, làm giảm tính thẩm mỹ của trái khiến bị giảm giá trị

4.Bệnh đốm rong: Tấn công, gây hại chủ yếu trên lá và cành, làm cho cây sinh trưởng chậm, lá rụng sớm.

5.Bệnh nứt thân xì mủ: Gây hại chủ yếu trên thân chính hay cành nhánh, dễ làm cho cây bị chết.

6.Bệnh thối rễ do: Gây hại chủ yếu trên hệ thống rễ cây làm cho cây sinh trưởng kém, suy yếu, còi cọc; lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng dần, ... Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, biểu hiện thường thấy là thối lốm đốm phần vỏ rễ.

NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ PHÒNG TRỊ

- Thiết kế vườn đúng quy cách: lên liếp mô cao ráo, tạo rãnh, cống thoát nước tốt.

- Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày đặc. Khuyến cáo trồng với khoảng cách 8 x 10m hay 9 x 10m.

- Tạo vườn cây thông thoáng; tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành sát mặt đất nhằm tạo tán giúp giảm ẩm độ không khí và độ ẩm đất trong vườn, tránh các giọt mưa bắn lên làm lây lan nguồn bệnh.

- Tỉa bỏ trái bị bệnh còn treo trên cây, trái tiếp xúc trực tiếp với đất, rác lá.

- Vệ sinh vườn: thu dọn nguồn bệnh (thân, cành, lá, trái và nhất là rễ bị bệnh trên mặt đất trong vườn) và mang đi tiêu hủy.

- Sục gốc bằng Copper Nano (Đồng hữu cơ) + Tinh vôi Master (400l nước) ít nhất 3 lần/năm vào thời điểm đầu mùa mưa, trước khi làm bông và sau khi thu hoạch xong.

- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng.

- Khi phát hiện vườn cây bị bệnh xử lý bằng các thuốc hoá học gốc đồng như Super Lightning - Quét Sạch Rong và Copper Nano (Đồng hữu cơ, 300l nước).

- Bón phân hữu cơ hoai mục để tăng lượng mùn, cải thiện lý tính của đất kết hợp với các chế phẩm sinh học đối kháng như: Trichoderma,….

Qua bài viết trên hy vọng giúp ích nhiều cho bà con trong khâu quản lý bệnh hại, Phân Bón 3 TỐT chúc bà con thành công.

Kĩ sư: Trần Tuấn

Nguồn: Lương nông dân

----------------------------------------------------

☎️Hotline:1900 8077

Zalo: 0886 577 757 (Miễn phí tư vấn kĩ thuật)

Website: https://www.phanbon3tot.com

Fanpage:https://www.facebook.com/phanbon3tot

YouTube: NÔNG NGHIỆP 3 TỐT 

YouTube: Lương Nông Dân 

PHÂN BÓN 3 TỐT – NƠI NHÀ NÔNG TRAO GỬI NIỀM TIN

Địa chỉ: 295 Lê Cơ, P.An Lạc, Quận Bình Tân,TP HCM 

Bà con mình có thể tham khảo thêm sản phẩm tại đây nhé: 

+ Copper Nano (Đồng hữu cơ): https://www.phanbon3tot.com/copper-nano-1

+ Tinh Vôi Master: https://www.phanbon3tot.com/tinh-voi-master-1kg

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: