-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
PHÒNG TRỪ 4 BỆNH HẠI NGUY HIỂM TRÊN SẦU RIÊNG KHI CHUYỂN MÙA
31/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Khám phá các bệnh hại phổ biến trên cây sầu riêng khi chuyển mùa và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bà con nông dân có thể áp dụng ngay các kỹ thuật phòng trị để bảo vệ vườn sầu riêng, đảm bảo năng suất và chất lượng trái.”
Khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi, tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại sâu bệnh phát triển mạnh mẽ. Đây là thời điểm cây sầu riêng trong giai đoạn sinh trưởng quan trọng, nhưng cũng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại. Nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái, gây thiệt hại năng suất.
Nhiều nhà vườn trồng sầu riêng các khu vực đang đối mặt với tình trạng giao mùa thì gặp mưa bất chợt, kèm với đó là nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chăm sóc và đi dinh dưỡng. Vậy thì làm cách nào để giúp vườn sầu riêng vượt qua giai đoạn này? Cùng 3 TỐT tìm hiểu các loại bệnh phổ biến trên sầu riêng trong thời điểm giao mùa và cách phòng trừ hiệu quả.
I. Các bệnh gây hại phổ biến trên sầu riêng khi chuyển mùa
1. Bệnh nứt thân xì mủ
Nứt thân xì mủ là một bệnh gây hại nghiêm trọng trên sầu riêng, đặc biệt dễ lây lan trong giai đoạn chuyển mùa. Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao kèm theo mưa nhiều với biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch lớn tạo điều kiện cho nấm Phytophthora phát triển mạnh.
Ban đầu, trên thân cây xuất hiện các vết nứt nhỏ, giai đoạn sau các vết nứt tiết ra chất nhựa đen có mùi hôi. Hậu quả khiến cây bị suy yếu, khô cành. nếu không được xử lý kịp thời, cây có thể bị chết do mất dinh dưỡng và nhiễm trùng.
2. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư trên cây sầu riêng là một trong những bệnh hại nghiêm trọng, có thể gây tổn thất lớn nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh do nấm Colletotrichum gây ra, phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, đặc biệt khi chuyển mùa với những đợt mưa rào xen lẫn nắng gắt.
Bệnh tấn công trên nhiều bộ phận của cây như lá, hoa và cả trái trưởng thành,ảnh hưởng đến chất lượng trái, bệnh đặc biệt lan nhanh khi có mưa và độ ẩm không khí cao.
3. Bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những bệnh hại nghiêm trọng trên cây sầu riêng, đặc biệt dễ phát sinh và lây lan trong thời điểm giao mùa. Tác nhân chính gây bệnh là nấm Phytophthora và tuyến trùng, thường tấn công mạnh khi điều kiện môi trường thay đổi bất lợi như mưa nhiều, đất ẩm ướt kéo dài hoặc đất thoát nước kém.
Ban đầu, lá chuyển vàng nhạt, cây sinh trưởng chậm, lá khô héo và rụng dần. Khi trở nặng, bệnh khiến rễ cây bị thối nhũn, tắc mạch dẫn và chết từ từ. Trong điều kiện giao mùa bệnh có thể lây lan trên diện rộng nên bà con cần lưu ý.
4. Bệnh đốm rong
Bệnh đốm rong phát triển mạnh trên cây sầu riêng trong điều kiện mưa nắng thất thường. Bệnh do tảo Cephaleuros virescens gây ra, thường tấn công lá, cành và cả trái, làm giảm sức sống của cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Bệnh gây hại trên lá khiến lá bị khô cháy, rụng sớm và giảm khả năng quang hợp. Trên cành, các đốm rong phát triển làm nứt vỏ và gây thối cành, làm cành yếu và dễ gãy, giảm mật độ tán lá. Khi tấn công trái, bệnh gây ra các vết đốm nhỏ làm giảm thẩm mỹ và chất lượng trái.
II. Biện pháp phòng ngừa và trị bệnh
1. Quản lý điều kiện môi trường trong vườn
Trong thời điểm giao mùa cuối năm nay, một số nơi thường gặp mưa trái mùa và không khí nóng ẩm, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc sầu riêng của nông dân. Vì vậy để hạn chế tác động của môi trường đến vườn bà con nên có các biện pháp để đề phòng.
- Dọn cỏ thông thoáng, hạn chế rác cành dưới gốc để phòng nấm bệnh.
- Loại bỏ các cành yếu, cành bệnh để tạo độ thoáng cho tán cây.
- Tránh ngập úng bằng rãnh thoát nước, đắp mô.
- Thăm vườn thường xuyên để nắm rõ tình hình vườn.
2. Phòng nấm bệnh
Bà con nên thường xuyên phun phòng nấm bệnh cho cây, tránh việc đợi khi bị bệnh mới trị, cây sẽ lâu khỏi và ảnh hưởng đến chất lượng trái. Bà con tiến hành dùng Copper nano Đồng hữu cơ để phun phòng nấm bệnh trên tán lá và cành, nhất là thời điểm làm bông bà con nên phun sau mưa để rửa bông đảm bảo chất lượng.
Sục gốc định kỳ với Copper nano Đồng và Tinh vôi Master vào đầu và sau thời điểm mưa nhiều để cải thiện pH đất, ngăn tuyến trùng phát triển. Bên cạnh đó kết hợp xới đất để tạo độ thông thoáng trong đất, tạo điều kiện để bộ rễ phát triển ổn định.
3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây
Bất cứ điều kiện bất lợi nào cũng có thể khiến cây sầu riêng bị suy giảm sức đề kháng và bị nấm bệnh tấn công. Vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cây phát triển mạnh trong thời gian chuyển mùa.
Đối với sầu riêng đang dưỡng cơi:
Bà con tiến hành sử dụng xô Super Strong pha với 3 gói Tano 01 pha với 10 phuy tưới cho 80-120 cây tùy độ tuổi của cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh và dưỡng cơi để vượt qua giai đoạn thời tiết thất thường. Đối với cây đang mắc các bệnh trên, chỉ tưới phân khi đã sục gốc khử khuẩn và cây đang trong quá trình phục hồi trở lại.
Đối với sầu riêng làm bông - nuôi trái:
Bà con chú ý bổ sung dinh dưỡng với hàm lượng Canxi Bo và Kali để giúp cây neo trái tốt, chắc cuống và hạn chế bị rụng trái non khi cây gặp tình trạng sốc nhiệt.
Công thức bà con sử dụng: ½ chai Canxi Bo + ½ chai Kali hữu cơ + 1 gói Dr.Xanh pha với 220 lít nước (có thể pha cùng thuốc rầy nhẹ) để phun giúp chắc cuống, đảm bảo số lượng trái cho vụ mùa.
Bên trên là những thông tin về các loại bệnh phổ biến trong thời điểm giao mùa và biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến cây sầu riêng. Hy vọng những chia sẻ của 3 TỐT sẽ giúp bà con có thêm kinh nghiệm để giúp vườn sầu riêng vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.
Mời bà con xem thêm video dưới đây để biết thêm chi tiết:
Nấm hồng, đốm rong dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tr.ị nhanh, hiệu quả trong mùa mưa
Cách Trị Xì Mủ Nứt Thân Do Mọt Đục Cành Trên Sầu Riêng Đơn Giản, Dễ Làm - Tiết Kiệm Chi Phí
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!