-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NUÔI 2 CỔ TRÁI SẦU RIÊNG: CÂN ĐỐI DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
05/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Sầu riêng mang 2 cổ trái thường đối mặt với tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng, dẫn đến sự phát triển không đồng đều. Làm sao để cả hai lứa trái đều phát triển tốt mà không ảnh hưởng sức khỏe cây? Hãy cùng 3 TỐT khám phá cách cân đối dinh dưỡng hợp lý khi cây mang 2 cổ trái!”
1. Đánh giá tình hình cây
Trước tiên, bà con cần kiểm tra tình trạng s1ức khỏe tổng thể của cây. Với cây mang 2 cổ trái, sức khỏe tốt là điều kiện tiên quyết để tránh hiện tượng rụng trái non.
- Quan sát bộ lá: Nếu lá xanh dày, bóng, cây đã đủ đinh dưỡng.
- Nếu lá vàng úa, mỏng hoặc có dấu hiệu suy yếu, cần bổ sung dinh dưỡng ngay bằng các sản phẩm chuyên dụng như NPK 18-18-18 +TE hoặc Canxi Bo qua lá.
2. Tỉa trái hợp lý
Việc cây mang 2 cổ trái dễ khiến lượng trái trên cây quá tải, gây áp lực lớn đến khả năng cung cấp dinh dưỡng. Do đó, bà con cần tỉa trái đúng cách:
- Tỉa bỏ các trái yếu, méo mó, bị sâu bệnh ở cả 2 cổ trái.
- Chỉ giữ lại trái khỏe mạnh, ưu tiên những trái nằm gần gốc cành.
- Mỗi cành chỉ nên giữ lại 2-3 trái để cây dễ dàng nuôi dưỡng.
3. Bón phân phù hợp với từng cổ trái
Để đảm bảo cả lứa trái nhỏ và lớn phát triển tốt mà không cạnh tranh dinh dưỡng, bà con cần bón phân phù hợp với cả 2 cổ trái. Bà con nên bắt đầu cân đối phân từ khi cổ trái lớn hơn đạt khoảng 400gram.
Trước hết bà con hãy đánh giá lượng trái trên cây, lượng trái ở cổ nào chiếm đa số thì đi dinh dưỡng theo cổ trái đó.
Đối với cổ trái nhỏ chiếm đa số:
- Khi trái nhỏ đạt 15-20 ngày sau xổ nhụy, bà con dùng Tano One 03-03-12+TE pha với 5.000 - 10.000 lít nước tưới gốc.
- Tiếp tục tưới cử 2 sau 10 ngày.
- Khi cổ trái nhỏ trên 30 ngày, chuyển sang dùng xô NPK 18-18-18+TE pha với 3.000 - 10.000 lít nước để cân bằng dinh dưỡng cho cả hai cổ trái.
- Bổ sung Canxi Bo qua lá để giúp chắc cuống, chống rụng trái non.
Đối với cổ trái lớn chiếm đa số:
- Sau 15 ngày xổ nhụy, tưới một cử Tano One 03-03-12+TE.
- Sau đó, chuyển sang dùng NPK 18-18-18+TE để cung cấp dinh dưỡng đồng đều cho trái lớn và hỗ trợ trái nhỏ phát triển. Với tỉ lệ dinh dưỡng 18-18-18 sẽ giúp cân bằng hàm lượng NPK giúp trái lớn đều và nở hộc, đồng thời bổ sung Kali cho trái non giúp trái lớn nhanh, nở hộc.
4. Quản lý nước và độ ẩm trong đất
Đảm bảo tưới nước theo chu kỳ để duy trì độ ẩm phù hợp, đặc biệt trong giai đoạn cây nuôi nhiều trái. Đối với khu vực miền Tây, đảm bảo mực nước trong mương ở mức hợp lý để tránh ngập trong mùa mưa.
Dọn sạch gốc, hạn chế cỏ dại và dùng rơm rạ hoặc mùn cưa để giữ ẩm cho đất.
5. Phòng ngừa sâu bệnh
Sầu riêng khi nuôi nhiều cổ trái sẽ dễ bị sâu bệnh như sâu đục trái, thán thư. Bà con nên phun Copper Nano Đồng hữu cơ theo định kỳ để hạn chế nấm bệnh tấn công, đồng thời có thể kết hợp với thuốc sâu rầy để phòng ngừa.
Mời bà con xem video bên dưới để biết thêm chi tiết về chăm sóc sầu riêng nuôi cùng lúc 2 cổ trái.
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!