-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI TRÁI SẦU RIÊNG VÀO MÙA MƯA
08/08/2023
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
"Trong giai đoạn mùa mưa, bà con nông dân thường phải đối mặt với tình trạng nấm phát triển mạnh trong vườn sầu riêng. Điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, lượng mưa lớn, mật độ che phủ rộng và độ ẩm thấp làm cho nấm dễ sinh sôi và phát triển. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái, đặc biệt là khi giá sầu riêng đang cao như hiện nay."
Giai đoạn nuôi trái sầu riêng gần thu hoạch là thời điểm quan trọng trong quá trình chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà trái sầu riêng dễ bị nấm tấn công và lây lan nhanh. Nếu không kiểm soát tốt, nấm có thể gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
Để nhận biết và phòng trị tình trạng này, bà con nên tìm hiểu cùng với Phân Bón 3 TỐT.
I. Nguyên nhân và triệu chứng của thối trái sầu riêng
1. Nguyên nhân
Thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra, bệnh xuất hiện trên những vườn cây rậm rạp không thoát nước và giai đoạn mưa nhiều độ ẩm cao. Nấm Phytophthora Palmivora tồn tại trong đất, di chuyển theo gió, nước mưa hay mạch dẫn của cây nên có thể gây hại nhiều vị trí trên trái.
(Tình trạng thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora)
2. Các triệu chứng trên trái bị bệnh
2.1. Thối dưới đít trái: Phần dưới trái là nơi đọng nước, nên nấm trong không khí dễ có điều kiện phát triển và xâm nhiễm. Trường hợp này chỉ có một vài trái bị và không ảnh hưởng tới cây mẹ.
(Hình ảnh sầu riêng bị thối đít trái)
2.2. Thối hông trái: Trường hợp này gọi là nấm gió, nghĩa là nấm Phytophthora trong không khí, vô tình dính phải và phát triển
(Hình ảnh sầu riêng bị thối hông trái)
2.3. Thối cuống trái: Vết thối từ vị trí cuống xuống, ăn lan vào phần bên dưới làm toàn bộ trái bị hư nhão, trường hợp này là do nấm Phytophthora palmivora theo mạch dẫn của cây xâm nhiễm lên trái.
II. Cách phòng trị bệnh thối trái
1. Biện pháp phòng ngừa thối trái
- Hạn chế bón quá nhiều phân bón vô cơ, đồng thời cần tăng cường lượng phân bón hữu cơ, giúp cây xanh tốt mà đất vẫn tơi xốp
- Bổ sung Trichoderma để tăng cường nấm có lợi hạn chế nấm bệnh hại xâm nhập.
- Tạo thông thoáng cho vườn sầu riêng, đảm bảo nắng có thể len lỏi vào trong vườn.
- Không được để nước tích tụ trong gốc sầu riêng trong mùa mưa.
- Dọn vệ sinh, phát cỏ thường xuyên quanh gốc sầu riêng hạn chế độ ẩm tăng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
(Hình ảnh vườn được dọn vệ sinh, tạo mương thoát nước và sản phẩm Trichoderma)
- Không nên bón phân một lần với số lượng lớn trong mùa mưa mà nên bón 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
- Thường xuyên phun phòng các dòng thuốc trị nấm bệnh như Copper Nano Đồng hữu cơ, nhất là vào đầu mùa mưa để hạn chế nấm bệnh phát sinh.
(Hình ảnh nông dân sử dung Copper Nano Đồng hữu cơ để phun trị nấm bệnh)
2. Biện pháp phòng trị khi sầu riêng đã bị bệnh
- Đối với trường hợp thối trái sầu riêng do nấm gió tức là bị xâm nhiễm từ không khí thì trước tiên chỉ cần xử lý trái bị bệnh để tiết kiệm chi phí sau đó xử dụng Epolits 80WP để làm khô vết bệnh không cho lây lan, sau đó phun thuốc có hoạt chất Dimethomorph hoặc Fosety-al làm kiềm hãm sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora.
(Trái thối khi không được phòng trị kịp thời khiến trái bị bệnh hàng loạt)
- Đối với trường hợp trái sầu riêng bị thối cuống hay thối trái kèm với các biểu hiện nứt thân, xì mủ, thì cần quản lý toàn vườn.
Bước 1: Phun thuốc có hoạt chất Dimethomorph hoặc Fosety-al làm kiềm hãm sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora.
Bước 2: Tưới gốc bằng dung dịch thuốc Sparta, Libero, Agrifos 400...
=> Nhưng để kiểm soát bền vững hiện tượng thối trái bà con nên sử dụng hệ nấm đối kháng Trichoderma để quản lý nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn chi phí.
Bên trên là một số thông tin mà Phân Bón 3 TỐT muốn chia sẻ cho bà con để có thể hạn chế tối đa thiệt hại do hiện tượng thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
==> Mời bà con theo dõi video bên dưới để biết thêm chi tiết.
Nguồn: Phân bón 3 Tốt
Bà con hãy liên hệ đến 3 Tốt bằng cách bấm vào số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kỹ thuật sớm nhất nhé!