-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
MÍT RUỘT ĐỎ VÀ MÍT SIÊU SỚM ĐI DINH DƯỠNG KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
07/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
Mỗi giống mít có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Để trái mít lớn nhanh, chống méo trái, nứt trái, hạn chế xơ đen và màu trái đẹp thì vấn đề dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng. Hãy cùng Phân bón 3 TỐT tìm hiểu ngay sau đây.
PHÂN BIỆT MÍT RUỘT ĐỎ VÀ MÍT SIÊU SỚM
(Mít ruột đỏ và mít siêu sớm có gì khác nhau?)
1. Mít siêu sớm
Mít siêu sớm (hay còn gọi là mít Thái) có nguồn gốc từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, phẩm chất trái tốt, được thị trường ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhà vườn.
Đặc điểm:
- Đặc điểm hình thái: Là cây thân gỗ và cứng, chiều cao lên tới 20m. Màu lá xanh, khá to, bóng, lá dài rộng, bìa lá thẳng. Có hoa chùm ở thân chính. Múi mít to, màu vàng tươi, giòn, ngọt và có hương thơm đặc trưng.
- Đặc điểm sinh thái: Có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với vùng đất đồi, chịu hạn tốt, không thích hợp với vùng đất thoát nước kém hoặc ngập úng. Chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Nam, thông thường mỗi cây trưởng thành sẽ cho từ 100 đến 150 quả/cây.
- Thời gian cho trái: Sau 12 - 15 tháng.
- Mùa vụ: Quanh năm.
- Trọng lượng trái: Từ 10 - 15 kg/trái.
2. Mít ruột đỏ
Có hai giống mít ruột đỏ phổ biến là: Mít ruột đỏ xơ đỏ và mít ruột đỏ xơ vàng. Với đặc tính sinh trưởng nhanh, không kén đất, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc điểm:
- Đặc điểm hình thái: Là cây thân gỗ có vỏ mịn, lá dày, chót lá nhọn, mép lá cong vểnh lên, mặt trái lá có nhiều gân nổi và sắc nét. Trái to, vỏ mỏng, khi chín quả có màu như củ cà rốt, múi to dày, xơ mỏng có vị ngọt và hương vị thơm đặc trưng.
- Đặc điểm sinh thái: Không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát pha thịt hay đất đồi núi đều được. Tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh và cho trái quanh năm.
- Thời gian cho trái:
- Mít ruột đỏ xơ đỏ: sau 3 - 4 năm.
- Mít ruột đỏ xơ vàng: sau 16 - 18 tháng.
- Mùa vụ: Quanh năm.
- Trọng lượng trái: Từ 7 - 15kg/trái.
DINH DƯỠNG CHO MÍT RUỘT ĐỎ VÀ MÍT SIÊU SỚM GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI
Để trái mít lớn nhanh, chống méo trái, nứt trái, hạn chế xơ đen và màu trái đẹp, bên cạnh kỹ thuật chăm sóc thì phương pháp dinh dưỡng cho cây mít là rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn nuôi trái. Tuy nhiên, ở mỗi giống mít lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy, cần có phương pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Đối với mít siêu sớm
Bà con cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây như: bón cân đối hợp lý đạm - lân - kali, bổ sung hàm lượng các chất vi lượng (canxi, magie, Bo…), đảm bảo các điều kiện về đất, nước và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng Xô Vua Mít của 3 TỐT, với hàm lượng NPK cân đối (6-6-6) giúp tròn trái, nặng ký, cải thiện chất lượng múi, tăng độ ngọt và độ giòn của trái.
Bà con pha 1 kg Vua Mít với 400 lít nước để tưới gốc, chia 3 cữ:
- Cữ 1: khi trái bằng ngón tay
- Cữ 2: khi trái bằng trứng ngỗng
- Cữ 3: khi trái lớn hơn bàn tay.
Sau mỗi cữ, bà con có thể kết hợp xô NPK 18-18-18 giúp tăng độ cứng cáp, chống rụng trái non, đồng thời giúp lá xanh dày và chắc khỏe.
Ngoài ra, bà con có thể kết hợp với Dịch cá Bio Strong liều lượng 1 lít pha 800 lít nước để tưới gốc bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây.
Bên cạnh tưới gốc, có thể phun trực tiếp lên lá với liều lượng 1 kg pha với 600 - 800 lít nước.
Lưu ý: không phun trực tiếp lên bông đang xổ nhụy.
2. Đối với mít ruột đỏ
Giai đoạn nuôi trái Phân bón 3 TỐT đặc biệt lưu ý với bà con không sử dụng xô Vua Mít mà nên dùng xô Tano One. Vì mít ruột đỏ khi chín vỏ có màu vàng nhạt, nếu bà con sử dụng xô Vua Mít thì màu vỏ trái xanh lâu khó xác định được thời điểm mít già để thu hoạch.
Vì vậy, đối với mít ruột đỏ giai đoạn nuôi trái bà con bổ sung xô Tano One 03-03-12+TE với hàm lượng kali vừa đủ giúp dưỡng trái thời kỳ trái non rụng sinh lý, hạn chế méo trái, trái không đạt chất lượng, đồng thời giúp trái lớn nhanh, bóng đẹp, ngọt cơm, chắc ruột và nặng ký.
Pha 01 kg Tano One với 300 - 400 lít nước, tưới vùng rễ. Có thể kết hợp với Humic và sử dụng trong giai đoạn từ khi đậu trái tới thu hoạch.
Ngoài ra, tùy vào thể trạng của cây, có thể kết hợp các dòng phân bón có hàm lượng NPK cân đối như NPK 18-18-18 để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Trên đây là một số lưu ý của Phân bón 3 TỐT về cách đi dinh dưỡng cho cây Mít siêu sớm và Mít ruột đỏ giai đoạn nuôi trái để giúp bà con nhà vườn có phương pháp đi dinh dưỡng cho cây hiệu quả nhất.
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!
Bài liên quan:
DƯỠNG TRÁI MÍT RUỘT ĐỎ KHÔNG XƠ ĐEN, ĐẠT LOẠI 1 NÊN BÓN GÌ?
XÔ TANO ONE 03-03-12 + TE, DINH DƯỠNG HIỆU QUẢ CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI
CÁC GIỐNG MÍT RUỘT ĐỎ HIỆN NAY, CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MÍT RUỘT ĐỎ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Kỹ thuật trồng cây khác
- QUẢN LÝ VÀNG LÁ THỐI RỄ SẦU RIÊNG KHI MƯA NHIỀU
- MƯA TRÁI MÙA GIAI ĐOẠN LÀM BÔNG, LÀM SAO ĐỂ ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT?
- TANO ONE 3-3-12+TE: GIẢI PHÁP VÀNG CHO SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RỤNG TRÁI SINH LÝ
- SẦU RIÊNG NGẬP ÚNG MÙA MƯA XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- 05 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG TANO ONE 03-03-12+TE ĐỂ CÂY PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN