GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SẦU RIÊNG TRƯỚC TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SẦU RIÊNG TRƯỚC TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN
18/03/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

"Theo Cục Thủy lợi, hiện tại đang vào giai đoạn giữa mùa khô và Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bước vào cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn. Điều này sẽ khiến nhiều bà con lo lắng về vườn sầu riêng vì đây là loại cây trồng chịu mặn kém."

Ngay sau đây, hãy cùng 3 TỐT theo dõi về tình hình xâm nhập mặn và làm cách nào để hạn chế tối đa ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

I. Tình hình xâm nhập mặn

1. Thông tin về tình hình xâm nhập mặn

Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong những tháng đầu năm.

Trên sông Tiền tại cửa rạch Bảo Định, mực nước cao nhất dự kiến dao động thường từ +1,8m đến + 1,9m với độ mặn cao nhất dao động từ 3 - 4,5g/l. Tình trạng nhiễm mặn sẽ tiếp tục xâm nhập sâu, vào vàm kênh Nguyễn Tất Thành với giới hạn mặn > 1g/l.

Tại các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, xâm nhập mặn tăng cao thường là vào tháng 3, tháng 4.

2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cây sầu riêng

Sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn < 0,5‰ (<0.5g/lít), đồng thời cũng là cây chịu hạn kém. Do đó khi nhiễm mặn, cây sẽ bị suy yếu và có những biểu hiện như lá bị héo, thay đổi màu sắc hay cháy lá.

(Xâm nhập mặn dẫn đến sầu riêng bị héo lá, cháy lá)

Vì thế nhà vườn cần có những biện pháp phòng ngự để quản lí sản xuất.

II. Giải pháp hạn chế xâm nhập mặn

Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của xâm nhập mặn

1. Trang bị thiết bị

Bà con phải tự trang bị máy đo độ mặn, để có thể dễ dàng kiểm soát được độ mặn.

(Hình ảnh nông dân tiến hành đo pH trong nước)

2. Ngăn các nguồn xâm nhập mặn

Ngăn chặn tất cả nguồn nước mặn xâm nhập vào vườn sầu riêng của mình khi nước mặn đến.

(Tiến hành chặn tất cả nguồn nước mặn xâm nhập vào vườn sầu riêng)

3. Dự trữ lượng nước tưới

Cần chuẩn bị bạt bọc ao để có thể chứa nước phục vụ cho mùa hạn mặn; đủ tưới trong 2,5 - 3 tháng. Nên dự trữ ít nhất 500 m3 nước ngọt; (tăng giảm tùy theo số năm tuổi của sầu riêng) để tưới cho 01 ha sầu riêng. Cần phải thiết kế hệ thống trữ nước thật khoa học và tiết kiệm.

(Hình ảnh dự trữ lượng nước tưới để phòng chống xâm nhập mặn)

4. Tỉa cành, tạo tán 

Song song với các biện pháp trên, cần tiến hành tỉa cành, tạo tán, nếu cây đang mang hoa, trái cần cắt bỏ bớt để giảm thoát hơi nước và để duy trì sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn. Đồng thời để cỏ, lục bình, rơm rạ… đậy gốc cây sầu riêng để giảm bốc hơi nước.

(Tỉa cành tạo tán nhằm tránh cây bị mất nước do thoát hơi nước)

5. Sử dụng phối hợp các dinh dưỡng

Để tăng khả năng chống chịu cho cây vào giai đoạn mặn này, nhà vườn nên sử dụng kết hợp vôi bột và lân hữu cơ, đồng thời bổ sung qua lá các dinh dưỡng tăng đề kháng như Kali, Kẽm, Canxi…

(Hình ảnh nông dân sử dụng kết hợp các nguồn dinh dưỡng để bón cho cây)

CHÚ Ý:

Trường hợp nước mặn đã xâm nhập vào mương, vườn cây ăn trái, chủ động bơm nước ra ngay; sau đó, theo dõi nước ngọt trên sông lúc triều kém hoặc nước ròng, lúc này tập trung bơm nước vào mương, vườn để tưới cho cây trồng.

==>Mời bà con cùng tìm hiểu qua video sau đây video sau đây

 

Nguồn: Phân bón 3 Tốt

Bà con hãy liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được tư vấn kỹ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: