-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LÀM BÔNG PACLO VÀ LÀM BÔNG KHÔNG PACLO
23/07/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Chắc hẳn bà con đã biết đến 2 dạng quy trình là làm bông Paclo và làm bông không Paclo. Làm bông Paclo và làm bông không Paclo là gì và ưu nhược điểm của 2 dạng quy trình này như thế nào? Để giúp bà con hiểu rõ về 2 phương pháp làm bông cho sầu riêng này và đánh giá phương pháp nào tốt hơn, xin mời bà con cùng 3 TỐT tìm hiểu ngay nhé!”
I. Tìm hiểu về Paclo và tác dụng với cây trồng
Xử lý ra hoa vụ nghịch là giải pháp tốt để nâng cao năng suất sầu riêng. Hiện tại, rất nhiều bà con có xu hướng sử dụng Paclo. Vậy Paclo là gì và tác dụng của Paclo với cây trồng như thế nào?
1. Paclo là gì?
Paclo (Paclobutrazol) là hoạt chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm ức chế quá trình sinh tổng hợp Gibberellin trong cây, làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho cây trở nên già cỗi để kích thích quá trình ra hoa.
2. Paclo có vai trò gì đối với cây trồng
Hoạt chất Paclo được sử dụng như một chất điều khiển quá trình sinh trưởng của cây.
Khống chế sự phát triển chiều cao, ức chế ra đọt.
Có hiệu quả cao trong xử lý ra hoa nghịch vụ, hạn chế tăng trưởng mầm lá, đẩy nhanh quá trình phân hoá mầm hoa, giúp ra hoa đồng loạt sau này.
II. Điểm khác nhau giữa làm bông Paclo và làm bông không Paclo
1. Đối với làm bông vụ nghịch sử dụng Paclo
B1: Đầu tiên, sẽ bón lân gốc vào thời điểm trước cơi đọt cuối khi bắt đầu làm bông
B2: Phun tạo mầm bằng phân bón có lượng lân cao như 10-60-10 hoặc Lân 86% cộng với phân bón có chứa hàm lượng Kali cao.
B3: Khi cây nhú mầm hoa mắt cua, tiến hành đậy mủ kín gốc để tạo khô hạn.
B4: Phun hoạt chất Paclobutrazol sau khi đậy mủ càng sớm càng tốt, sau khi phun Paclo thì rút nước trong mương ra.
B5: Tạo mầm sau khi phun Paclo bằng các loại thuốc chứa hàm lượng Lân và Kali cao.
B6: Dở mủ và nhấp nhẹ nước khi mắt cua sáng rõ, sau đó bổ sung dinh dưỡng cân bằng như amino, trung vi lượng.
2. Đối với làm bông không Paclo
B1: Rải lân tạo mầm bằng lân nung chảy hoặc lân tạo mầm 52% + Bosa Top giúp tăng tỉ lệ ra hoa thành công khi thời tiết mưa nhiều, sau khoảng 5 ngày bà con tiến hành rải Kali trắng.
(Hình ảnh nông dân sử dụng Bosa Top)
B2: Xiết nước đậy mủ sau khi tiến hành rải lân 5 - 7 ngày, sau đó 3 - 5 ngày phun tạo mầm cử đầu tiên.
B3: Tạo mầm cử 2 sau khi phun tạo mầm cử 1 khoảng 5 - 7 ngày với công thức 1 hủ Bosa Top + 1kg Siêu hoa pha với 220 lít nước.
Tiếp tục phun tạo mầm cử 3 sau khoảng 4 ngày.
B4: Cắt cành bơi sau khi phun tạo mầm cử 3 sau đó tiếp tục phun tạo mầm cử 4 và cử 5, mỗi cử cách nhau khoảng 5 ngày.
B5: Tạo mầm bổ sung khi lá đã già đều, cong mép lá.
B6: Tiến hành phun kích bông để rước mắt cua, bà con có thể sử dụng ½ chai Kali hữu cơ (Platium) + ½ chai Compact Lân xanh + ½ chai Top one kéo trái pha với 220 lít nước, sau đó nhấp nhẹ nước với lượng tăng dần.
B7: Phun phòng nấm bệnh và dở mủ, sau đó tiến hành rước bông kéo đọt.
Về cơ bản, 2 phương pháp làm bông này tương đối giống nhau, chỉ khác nhau là sau khi đậy mủ tạo khô hạn có sử dụng hoạt chất Paclo hay không.
(Sản phẩm Bosa Top - Tạo mầm dìu đọt tiêu biểu cho làm bông không Paclo)
III. Ưu nhược điểm của làm bông sử dụng Paclo và không Paclo
Điểm khác nhau của 2 phương pháp làm bông này là việc có sử dụng hoạt chất Paclo (Paclobutrazol), vậy ưu nhược điểm của làm bông không Paclo so với làm bông Paclo là gì?
1. Làm bông sử dụng Paclo
1.1. Ưu điểm của làm bông sử dụng Paclo:
Với tác dụng khống chế chiều cao, làm cây trồng phát triển chậm nhưng tăng cường khả năng ra hoa đậu quả.
Trên cây ăn trái, Paclo có hiệu quả cao trong xử lý ra hoa nghịch vụ, hạn chế tăng trưởng mầm lá, đẩy nhanh quá trình phân hoá mầm hoa, giúp ra hoa đồng loạt. Bên cạnh đó giúp trái phát triển đồng đều.
1.2. Nhược điểm khi sử dụng Paclo:
Bên cạnh những vai trò đối với cây trồng, nhưng vì là dạng hoạt chất ức chế nên làm bông Paclo cũng gây ra nhiều tác hại lớn đối với cây trồng, đặc biệt là cây sầu riêng.
Đối với đất:
Hoạt chất Paclo có thời gian bán huỷ khá lâu, cùng với tính ổn định cao nên quá trình phân huỷ ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh.
Chính vì vậy, Paclo sẽ tích lũy lâu trong đất gây ra nhiễm độc đất khiến rễ non bị ức chế khó phát triển. Làm chai cứng đất, gây khó khăn trong việc hấp thụ của rễ.
Ảnh hưởng đến nguồn nước và quần thể vi sinh vật trong đất, gia tăng lượng vi khuẩn và nấm tại bề mặt đất.
Đối với cây:
Việc sử dụng Paclo trên sầu riêng khiến cây dễ suy kiệt, còi cọc khó phục hồi, ảnh hưởng đến vụ mùa tiếp theo.
Khi lạm dụng Paclo trong xử lý ra hoa vụ nghịch còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
(Hậu quả khi làm bông Paclo trong thời gian dài gây cháy lá, suy cây)
2. Làm bông không Paclo
2.1. Ưu điểm của làm bông không Paclo
Ưu điểm của làm bông không paclo là thay vì sử dụng hoạt chất Paclobutrazol thì sẽ thay thế bằng Uniconazole.
Đây là một chất điều hòa sinh trưởng được ứng dụng trong sản phẩm Bosa Top (Tạo mầm hoa, dìu đọt), có khả năng ức chế sinh trưởng, giúp cây sầu riêng phân hoá mầm hoa, thúc đẩy ra hoa trái vụ, kích thích mập bông, mập cuống.
(Làm bông với phương pháp KHÔNG Paclo giúp bông đẹp, mập cuống)
Với đặc tính mát, giúp cho cây dễ hấp thụ và không ảnh hưởng đến quá trình làm bông trái.
Hiệu quả cao, giúp cây hấp thụ nhanh mà không để lại tồn dư trong đất.
Vì là phương pháp làm bông không chặn đọt, thay vào đó sử dụng phương pháp dìu đọt giúp già lá nhanh, nên sau khi thu hoạch cây sầu riêng vẫn giữ được số lượng lá và phục hồi nhanh hơn. Vậy nên phương pháp này thường sử dụng trên cây lâu năm để duy trì chiều cao và kích thước cây.
(Cây phục hồi nhanh là ưu điểm khi không sử dụng Paclo)
2.2. Nhược điểm của làm bông không Paclo
Nhược điểm của làm bông không Paclo có lẽ là việc kéo cơi đọt khi làm bông nên cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn và tốn thời gian hơn để cây già lá, thay vì đốt đọt như phương pháp làm bông Paclo.
Qua bài viết trên, bà con có thể thấy rõ được lợi ích của làm bông không Paclo, với sản phẩm điển hình là Bosa Top. Phương pháp này ngày càng được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền Tây vì đảm bảo khả năng phục hồi tốt và không để lại tồn dư ảnh hưởng về sau.
Hy vọng với những thông tin 3 TỐT gửi đến bà con sẽ giúp bà con có thêm kiến thức để quyết định sử dụng phương pháp làm bông hiệu quả cho vụ nghịch sắp tới.
⇒ Mời bà con tham khảo video dưới đây để biết thêm chi tiết
Nguồn: Phân Bón 3 TỐT
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện hotline:
0886 577 757 để được tư vấn kỹ thuật
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để được hỗ trợ nhé!