5 LƯU Ý QUAN TRỌNG GIAI ĐOẠN CHẠY TRÁI SẦU RIÊNG

5 LƯU Ý QUAN TRỌNG GIAI ĐOẠN CHẠY TRÁI SẦU RIÊNG
12/02/2025
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

“Giai đoạn chạy trái sầu riêng quyết định kích thước, chất lượng và giá trị thương phẩm. Áp dụng ngay 5 lưu ý quan trọng để giúp trái lớn nhanh, cơm vàng đẹp, chắc cuống và bán được giá cao!”

Giai đoạn chạy trái là thời điểm quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng sầu riêng. Nếu chăm sóc không đúng cách, cây dễ bị rụng trái non, méo trái, nứt trái hoặc không đạt trọng lượng mong muốn. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng giúp bà con canh tác hiệu quả hơn, đảm bảo sầu riêng đạt chất lượng cao. 

1/ Cung cấp dinh dưỡng đúng cách 

Giai đoạn 20-40 ngày sau đậu trái là thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu thiếu dưỡng chất, trái sẽ nhỏ, chai cơm, hoặc dễ bị rụng. 

Nguyên tắc bón phân trong giai đoạn chạy trái sầu riêng: 

  • Ưu tiên Kali và Canxi giúp trái lớn nhanh, chắc cuống, xanh gai, lên cơm vàng đẹp. 
  • Bổ sung vi lượng (Bo, Kẽm, Magie) giúp nở hộc tốt, chắc cơm, không bị sượng. 
  • Tránh bón quá nhiều đạm để không kích thích đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái. 

(Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ khoáng ít đạm, giàu Kali & Canxi giúp trái lớn nhanh) 

Tano One 03-03-12 + TE là sự lựa chọn phù hợp vì: 

  • Cung cấp Kali (K) giúp trái to, cứng vỏ, nở hộc tốt. 
  • Chứa Canxi, Magie giúp chắc cuống, hạn chế rụng trái non. 
  • Vi lượng thiết yếu giúp cơm lên màu đẹp, không bị sượng. 

(Giai đoạn 20-40 ngày sau đậu trái bà con nên sử dụng Xô Tano One để dưỡng trái)

2/ Kiểm soát đọt non - Tránh cạnh tranh dinh dưỡng

Trong giai đoạn chạy trái, nếu cây ra đọt non quá mạnh, dinh dưỡng sẽ bị hút vào đọt, làm trái chậm lớn hoặc rụng sớm.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế bón đạm để tránh kích thích ra đọt.
  • Cắt tỉa đọt non nếu mọc quá nhiều để ưu tiên nuôi trái.
  • Phun điều hòa sinh trưởng giúp cây phát triển cân bằng.

(Giai đoạn chạy trái bà con nên kiểm soát đọt non, tránh cạnh tranh dinh dưỡng)

3/ Phòng trừ sâu bệnh 

Giai đoạn này, cây rất dễ bị thối trái, xì mủ, sâu đục trái, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Phun thuốc phòng bệnh định kỳ theo hướng dẫn kỹ thuật.
  • Kết hợp chế phẩm sinh học để hạn chế nấm hại.
  • Tạo độ thông thoáng cho tán cây để giảm độ ẩm, tránh bệnh phát triển.

(Bà con nên phun phòng nấm bệnh với thường xuyên để hạn chế thối trái, xì mủ, nứt thân)

4/ Tỉa trái hợp lý để đạt chất lượng cao 

Không phải cứ để nhiều trái là tốt. Nếu cây mang quá nhiều trái sẽ làm giảm chất lượng, trái nhỏ, cơm ít và lâu chín.

Nguyên tắc tỉa trái:

  • Loại bỏ trái méo, trái kém phát triển, cuống nhỏ.
  • Giữ lại 1 - 2 trái/chùm để đảm bảo chất lượng.
  • Trái phải phân bố đều trên cây để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

(Bà con nên tỉa bớt trái méo, cuống nhỏ, trái kém phát triển)

5/ Điều chỉnh lượng nước trái hợp lý 

Tưới nước đúng cách sẽ giúp trái lớn đều, tránh rụng non và nứt trái. Lưu ý khi tưới nước:

  • Giai đoạn xổ nhụy: Giảm lượng nước tưới khoảng 10 - 20% so với bình thường.
  • Giai đoạn trái phát triển: Đảm bảo độ ẩm ổn định, tránh để cây bị khô hạn hoặc ngập úng.
  • Không tưới quá nhiều vào chiều tối để hạn chế nấm bệnh.

(Giai đoạn này bà con nên chú ý điều chỉnh lượng nước tưới hợp lý, tránh rụng trái non)

Áp dụng đúng 5 lưu ý quan trọng trên sẽ giúp bà con quản lý giai đoạn chạy trái sầu riêng hiệu quả, hạn chế rụng trái, tăng chất lượng và năng suất thu hoạch. Nếu bà con cần tư vấn thêm về dinh dưỡng và phòng bệnh cho sầu riêng, đừng ngần ngại liên hệ với Phân Bón 3 TỐT để được hỗ trợ nhanh chóng!

(Xô Tano One đang được trưng bày khắp các đại lý của Phân Bón 3 TỐT)

Chúc bà con có một mùa vụ bội thu!

Mời bà con xem thêm video sau để biết thêm thông tin chi tiết! 

Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:

0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!

Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: