-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
5 KHÓ KHĂN KHI SẦU RIÊNG XỔ NHỤY DỊP TẾT - LÀM SAO KHẮC PHỤC?
25/12/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT
“Tìm hiểu 5 khó khăn thường gặp khi sầu riêng xổ nhụy dịp Tết như thời tiết bất lợi, sâu bệnh hay nhân công khan hiếm và giải pháp giúp nhà vườn đạt năng suất cao, trái chất lượng.”
Giai đoạn xổ nhụy là thời điểm quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của trái sầu riêng. Đặc biệt, khi diễn ra vào dịp Tết - thời gian cao điểm về cả thời tiết lẫn cả nhân lực - nhà vườn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong bài viết này, Phân Bón 3 TỐT sẽ điểm qua 5 khó khăn lớn nhất và những giải pháp thiết thực để bà con đạt được vụ mùa bội thu.
I/ NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SẦU RIÊNG XỔ NHỤY DỊP TẾT
1/ Nhân công khan hiếm, chi phí đắt đỏ
Dịp Tết, nhu cầu thuê lao động tăng vọt, trong khi nguồn cung nhân công sẵn sàng làm việc lại giảm đáng kể. Điều này đẩy chi phí nhân công tăng lên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tỉa cành, bón phân và chăm sóc cây sầu riêng. Theo khảo sát, mức giá thuê nhân công trong thời gian này thường tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường, khiến nhiều nhà vườn phải đối mặt với áp lực chi phí lớn.
2/ Thời tiết không thuận lợi
Năm nay, mùa xổ nhụy thường rơi vào mùa khô nhưng kèm theo đó là những cơn mưa trái mùa và nắng nóng kéo dài. Những thay đổi đột ngột này gây sốc nhiệt cho cây, làm giảm tỷ lệ đậu trái.
3/ Khó kiểm soát sâu bệnh
Trong giai đoạn sầu riêng xổ nhụy, cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt là bọ trĩ và các loại nấm bệnh. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, những tác nhân này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hoa, làm giảm tỷ lệ đậu trái và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ mùa.
4/ Rụng hoa và trái non
Tình trạng này xảy ra do thời tiết thất thường, sâu bệnh hoặc chế độ chăm sóc chưa phù hợp. Hiện tượng rụng hoa hàng loạt khiến nhiều nhà vườn thất thu do thiếu hụt lượng hoa cần thiết, ảnh hưởng đến tổng sản lượng trái.
(Thời tiết bất lợi dẫn đến rụng hoa, rụng trái)
5/ Thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc
Một số nhà vườn chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc trong giai đoạn xổ nhụy, dẫn đến việc xử lý không kịp thời các vấn đề như bón phân sai cách, tưới nước quá mức hoặc không đúng thời điểm.
(Cây sầu riêng bị ngộ độc Kali do nhà vườn sử dụng Kali liều cao)
II/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1/ Quản lý nhân công hiệu quả
- Lập kế hoạch từ sớm để đảm bảo nguồn nhân lực cho các công việc quan trọng.
- Đào tạo nhân công cách chăm sóc sầu riêng theo quy trình chuẩn, giảm thiểu sai sót.
2/ Ứng phó với thời tiết
- Che chắn vườn bằng lưới hoặc mái che để giảm tác động của nắng nóng, gió mạnh hoặc mưa trái mùa.
- Điều chỉnh lịch tưới và lượng nước tưới linh hoạt, phù hợp với điều kiện thời tiết thực tế.
(Sử dụng hệ thống chắn gió để bảo vệ vườn trước các đợt gió mạnh)
3/ Phòng trừ sâu bệnh
- Sử dụng thuốc BVTV an toàn, tuân thủ đúng thời lượng và thời gian cách ly.
- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu sâu bệnh và xử lý kịp thời.
- Phun phòng nấm bệnh thường xuyên với Copper Nano Đồng Hữu Cơ và Tinh Vôi Master.
4/ Chăm sóc đúng cách
- Tỉa cành tạo tán thông thoáng, giảm nguy cơ sâu bệnh.
- Bón phân đầy đủ dưỡng chất, tập trung các loại phân kích thích đậu trái và bổ sung vi lượng cần thiết.
5/ Nâng cao kỹ thuật chăm sóc
- Tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng.
- Học hỏi kinh nghiệm từ những nhà vườn thành công hoặc chuyên gia nông nghiệp.
Giai đoạn xổ nhụy là cột mốc quan trọng quyết định thành công của mùa vụ sầu riêng. Hy vọng với những chia sẻ từ Phân Bón 3 TỐT, nhà vườn có thể nâng cao năng suất và chất lượng trái, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Chúc bà con một mùa bội thu, đạt thành quả vượt mong đợi.
Bà con có thể liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline:
0886 577 757 hoặc 1900 8077 để được tư vấn kỹ thuật nhé!
Hoặc liên hệ đến Zalo OA Phân Bón 3 TỐT để xem thêm các thông tin bổ ích về sầu riêng. Cảm ơn bà con!