PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRẮNG GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRẮNG GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
20/07/2023
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRẮNG GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Trong giai đoạn làm bông làm trái sầu riêng bà con thường xuyên phải đối mặt với rệp sáp trắng, một loài chích hút gây hại khá phổ biến và rất khó để phòng trị.

Mời bà con cùng Phân Bón 3 TỐT tìm hiểu về loài dịch hại này và đưa ra phương án phòng trị thích hợp nhất ngay sau đây nhé!

I. Cách nhận biết rệp sáp trắng bằng mắt thường

Rệp sáp, còn được gọi là rầy bông hay rệp bông, thuộc họ Planococcus sp. Cơ thể của chúng phủ đầy chất sáp trắng như bông. Rệp sáp thường tập trung ở mật số cao trên các đọt lá và chùm trái trong suốt giai đoạn phát triển của trái.

Hình ảnh rệp sáp (Planococcus sp)

Loài rệp sáp ít di chuyển và thường sống cộng sinh với kiến đen. Kiến đen thường mang rệp từ cây này sang cây khác, giúp rệp tránh khỏi việc cạn kiệt nhựa. Trong chất bài tiết của rệp, có nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

II. Rệp sáp gây hại bằng cách nào?

Rệp sáp gây hại bằng cách bám vào lá hoặc cuống trái sầu riêng, rãnh giữa các gai trên trái để hút dịch vỏ trái sầu riêng.

1. Trên lá:

Rệp phấn trắng chích hút làm lá bị quăn, biến dạng và mất màu lá ban đầu.

2. Trên trái non:

Trên trái non nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái sẽ mất vị ngon, ăn nhạt.

(Hình ảnh rệp sáp bám lên quả sầu riêng gây bệnh nấm bồ hóng)

3. Trên trái đã lớn:

Rệp sáp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển, làm trái bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, bán không được giá cao, gây thiệt hại cho nhà vườn.

III. Các biện pháp phòng trị rệp sáp trắng trên sầu riêng

Rệp sáp trắng một loài đa kí chủ, vì thế việc phòng trị không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, do chúng thường xuyên có mặt trên những loại cây khác nhau trong vườn.

Để phòng trị rệp sáp bà con nên kết hợp nhiều biện pháp sau đây:

1. Biện pháp canh tác, cơ học:

- Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng.

- Vệ sinh vườn thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh,... để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

- Cắt tỉa cành thông thoáng sau khi thu hoạch. Phun nước bằng vòi phun có áp lực cao.

2. Biện pháp hóa học:

- Nếu xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Basudin 10H hoặc Regent 800 WG rải xung quanh gốc hoặc xịt thuốc trừ sâu để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển.

-Để diệt trừ rệp bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Buprofezim, Chlorpyrifos, Dimethoate, Fenvalerate, Petroleum Spray Oil... Phun trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.

LƯU Ý:

-Để nâng cao hiệu quả bà con cộng thêm chai loang trải giúp thuốc có thể bám dính tốt vào rệp sáp.

-Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để giữ an toàn cho người tiêu dùng.

(Hình ảnh nông dân dùng vòi phun áp lực cao để phun nước lên rệp sáp)

- Nếu trong vườn ngoài cây sầu riêng bạn còn trồng những loại cây ăn trái khác thì khi phun thuốc diệt rệp sáp bà con cũng nên xịt thuốc diệt rệp sáp trên những loại cây này, tránh để chúng lây lan sang cây sầu riêng

3. Biện pháp sinh học:

Trong thời gian công tác tại khu vực Thống Nhất, Đồng Nai, Phân Bón 3 Tốt đã được anh Vinh chủ vườn sầu riêng theo hướng hữu cơ chia sẻ phương pháp ủ chế phẩm sinh học từ nguyên liệu tự nhiên để phòng trị sâu bệnh hại như sau:

  3.1. Thành phần: 100 lít chế phẩm dùng 30 kg Ớt, 20 kg Gừng, 20 kg Tỏi đã được xay nhuyễn ngâm cùng 70 lít Rượu khoảng 45 độ.

  3.2. Cách pha: 3 lít chế phẩm pha cho 1 phuy phun trực tiếp lên trái, thân, cành, lá. Để hiệu quả hơn khi sử dụng chế phẩm, bà con có thể dùng nước lá Mùng tơi pha thêm để tăng độ bám dính.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, bà con sẽ tìm ra được biện pháp quản lý rệp sáp phù hợp, giúp cho vườn nhà mình đạt năng suất cao.

==> Mời bà con xem thêm video về cách phòng trị rệp sáp dưới đây nhé!

Nguồn: Phân bón 3 Tốt

Bà con có thể bấm vào số hotline:
0886 577 757 để liên hệ và nhận được tư vấn kỹ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: